MỤC LỤC
Mỗi làn da đều tương ứng với một phương thức chăm sóc khác biệt. Chính vì thế, nhận biết được loại da là bước đầu tiên để có một làn da đẹp. Hãy cùng DNA tìm hiểu những thông tin dưới đây để dễ dàng tìm ra loại da của mình.
DA HỖN HỢP
Da hỗn hợp là loại da sở hữu đặc điểm của da dầu và da khô trên cùng một khuôn mặt, tình trạng da của bạn có thể thay đổi giữa các mùa.
Thông thường, có sự pha trộn của các vùng da dầu và khô trên các phần khác nhau trên khuôn mặt của bạn, với vùng chữ T (trán, mũi và cằm) hơi nhờn và vùng chữ U (2 bên gò má và xương quai hàm).
Các loại da hỗn hợp
Da hỗn hợp thường chia làm 2 loại:
- Hỗn hợp thiên về dầu:phần lớn da mặt bạn sẽ nhiều dầu, tập trung ở vùng trán, mũi, cằm, 2 bên gò má. Phần da còn lại ở trạng thái bình thường hoặc khô.
- Hỗn hợp thiên về khô:Trái ngược với hỗn hợp thiên dầu, da hỗn hợp thiên khô chỉ có một phần nhỏ trên gương mặt có dầu, thường vẫn là vùng chữ T nhưng phạm vi nhỏ hơn. Phần lớn còn lại là khô, nhất là vùng hai bên má, xương quai hàm.
Làm thế nào để nhận biết da hỗn hợp?
Hầu hết làn da của mọi người sẽ thay đổi rất nhiều trong suốt cả năm, da bị ảnh hưởng theo thời tiết và mùa. Dưới đấy là một số dấu hiệu nhận biết da hỗn hợp:
- Vùng chữ T của bạn (trán, xuống mũi đến cằm) có nhiều dầu, trong khi hai vùng má có dấu hiệu khô.
- Vào mùa hè da thường tiết nhiều dầu và khô vào mùa đông. Vào mùa xuân và mùa hè, vùng chữ T của bạn bị nhờn trong khi má bạn khô.
- Khi bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt, làn da của bạn có thể trải qua các nốt mụn khiến bạn nghĩ rằng da của bạn là da dầu. Nhưng một khi giai đoạn của bạn kết thúc, các nốt mụn sẽ rõ ràng và làn da của bạn có thể trở nên bong tróc.
Sự thay đổi của da hỗn hợp theo thời tiết
Da hỗn hợp sẽ bị thay đổi theo thời tiết, dưới đây là 2 đặc điểm nhận diện da hỗn hợp bị thay đổi theo thời tiết.
Da hỗn hợp vào mùa đông:
- Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống thấp thì lỗ chân lông sẽ hạn chế tiết bã nhờn, nên da hỗn hợp sẽ khô hơn.
- Nếu bạn không dưỡng ẩm đầy đủ cho da thì da bạn có thể sẽ xảy ra tình trạng bong tróc.
- Đây là thời điểm thích hợp để bạn sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có kết cấu dày, có chứa nhiều chất dưỡng ẩm để bổ sung đầy đủ độ ẩm cho da
Da hỗn hợp vào mùa hè:
- Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao dẫn đến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, khiến vùng da chữ T của bạn trở nên bóng dầu và tình trạng mụn xuất hiện nhiều hơn.
- Vào thời điểm này thì bạn phải chú ý sử dụng kem chống nắng, đồng thời dùng các loại mỹ phẩm có kết cấu mỏng, nhẹ, nhanh thấm để tránh tình trạng mụn xuất hiện trên da.
DA THƯỜNG
Da thường là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để chỉ làn da cân bằng. Thuật ngữ khoa học cho làn da khỏe mạnh là Eudermic. Các vùng chữ T (trán, cằm và mũi) có thể là một chút dầu nhưng nhìn chung độ dầu và độ ẩm cân bằng và da không quá nhờn hoặc quá khô.
Các dấu hiệu nhận biết da thường
- Lỗ chân lông nhỏ
- Lưu thông máu tốt
- Kết cấu da mịn, mềm và mượt
- Da đều màu và hồng hào
- Không có khuyết điểm và thường không nhạy cảm.
- Người có làn da thường thì khi lão hóa có xu hướng khô. Kết cấu da mượt như nhung, mềm mại là dấu hiệu của làn da khỏe và rạng rỡ.
Tình trạng của làn da thường ở tuổi dậy thì
- Lỗ chân lông to
- Mụn nội tiết tố
- Mụn cám ở mũi
- Mụn ẩn, da không đều màu
DA DẦU
Da dầu được sử dụng để miêu tả loại da sản sinh ra quá nhiều dầu. Sự sản sinh quá độ này được gọi là sự tiết nhiễu bã nhờn.
Nguyên nhân gây ra da dầu
- Yếu tố di truyền
- Sự thay đổi hooc môn và không cân bằng hooc môn
- Dược phẩm
- Căng thẳng
- Mỹ phẩm có thể gây mụn (sản phẩm trang điểm gây kích ứng da)
Các dấu hiệu nhận biết da dầu
- Lỗ chân lông to, có thể nhìn thấy được
- Bề mặt bóng loáng
- Da dày, tái nhợt: lưu thông máu không rõ rệt
- Da dầu có thiên hướng bị mụn trứng cá (đầu đen và đầu trắng) và rất nhiều loại mụn khác nhau
- Với trương hợp bị mụn nhẹ, mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, lưng và cả ngực. Ở các trường hợp nghiêm trọng hơn, các nốt không nhân (vết sưng nhở nhưng không có đầu trắng hay đầu đen) và mụn mủ (kích thước lớn hơn với nốt trắng hay vàng ở trung tâm) xuất hiện và làn da bị sưng đỏ và viêm
- Các vấn đề về mụn thường xuất hiện ở vùng chữ T, đặc biệt ở tuổi dậy thì.
DA KHÔ
Da khô được sử dụng để miêu tả loại da sản sinh ít dầu hơn da thường. Đó là kết quả của việc thiếu dầu, dẫn đến việc thiếu lipids mà da cần để duy trì độ ẩm và xây dựng một lá chắn chống lại các ảnh hưởng bên ngoài. Điều này khiến hàng rào chức năng suy yếu. Da khô (Xerosis) tồn tại ở các mức độ khác nhau mà không phải lúc nào cũng phân biệt được.
Phụ nữ thường có làn da khô hơn đàn ông và làn da thì thường khô hơn theo độ tuổi. Các vấn đề liên quan đến da khô là thường được phàn nàn và chiếm 40% các trường hợp tìm đến bác sĩ da liễu.
Nguyên nhân gây ra da khô
- Da căng và sần sùi biểu thị làn da khô
- Độ ẩm của da bắt nguồn từ lượng nước ở sâu dưới các lớp da và từ mồ hôi. Làn da luôn bị mất nước thông qua:
Việc đổ mồ hôi: nước bị mất từ các tuyến mồ hôi bởi nhiệt độ, căng thẳng và hoạt động.
Mất nước qua biểu bì (TEWL): theo tự nhiên, da khuếch tán khoảng nửa lít nước mỗi ngày từ các lớp da sâu hơn.
- Làn da khô là nguyên nhân của việc thiếu :Các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs) đặc biệt là urea, các amino axit và axit lactid giúp liên kết với nước.
- Da bị mai một các lipid biểu bì ví dụ như ceramides, axit béo và cholesterol là những chất cần thiết cho hàng rào chức năng da được khỏe mạnh. Do đó hàng rào chức năng của da có thể bị tổn thương.
Làm thế nào để nhận định mức độ của làn da khô khác nhau?
Da khô được sắp xếp từ làn da hơi khô hơn làn da thường, cho đến da khô và da rất khô.
Sự khác biệt có thể được phân biệt bởi:
- Da khô: nhẹ có thể cảm nhận là căng, sần sùi và nhìn có vẻ xỉn màu. Độ đàn hồi của da thì cũng thấp.
- Da rất khô:
Nếu da rất khô không điều trị, da có thể xảy ra tình trạng: tróc vảy nhẹ hoặc dễ bong từng mảng.
Xuất hiện các vết sần sùi và đốm màu (thỉnh thoảng trở thành lão hóa sớm)
Cảm giác da quá căng
Có thể ngứa
Da có thể nhạy cảm với những kích ứng, mẩn đỏ và có nguy cơ bị nhiễm trùng - Da cực khô:
Các vùng da cơ thể đặc biệt da tay, chân khủy tay và đầu gối thì có xu hướng: sần sùi, bị nứt nẻ làm da bị tổn thương, các vết chai, vảy, ngứa thường xuyên.
DA NÁM
- Nám da (Melasma hoặc Chloasma) là một dạng rối loạn sắc tố da thường gặp, xảy ra khi tế bào melanin tăng sinh quá mức dẫn đến sự hình thành các mảng, đốm có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm. Nám thường xuất hiện ở da mặt và tập trung nhiều ở các vị trí như môi trên, cằm, trán, sống mũi và má. Ở một số ít trường hợp, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những vùng da trên cơ thể như cổ, cánh tay và mu bàn tay.
- Thống kê cho thấy, nám da thường gặp ở phụ nữ từ 25 – 50 tuổi (trong độ tuổi sinh sản). Trong đó, thời điểm nám bùng phát mạnh nhất là khi mang thai, sau khi sinh và giai đoạn tiền mãn kinh. Thực tế, nam giới cũng có thể bị nám nhưng tỷ lệ rất thấp.
- Tình trạng da tăng các hắc tố melamin được cho là nguyên nhân chính gây ra các tình trạng như: nám, sạm da, tàn nhang. Trung bình có khoảng 15/100 phụ nữ ở độ tuổi từ 20-30 có tình trạng nám nhẹ ở mặt 40/100 phụ nữ ở độ tuổi trên 30 có dấu hiệu bị nám nặng hơn.
- Nám da là một dạng tăng sinh sắc tố lành tính tương tự tàn nhang. Tình trạng này không gây đau, ngứa ngáy, viêm đỏ hay khó chịu.
Tại sao nám da thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông ?
- Do nội tiết tố khác nhau: phụ nữ thường xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nhiều hơn đàn ông, đặc biệt là phụ nữ thời tiền mãn kinh hay mãn kinh. Đây là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng nám da. Chính bởi vậy mà nám da thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
- Do độ dày của da: một nghiên cứu cho thấy da của đàn ông dày gấp 7 lần phụ nữ. Chính bởi vậy, những tác động như ánh nắng mặt trời, khói bụi, hay ánh sáng xanh đều ảnh hưởng tới da mặt của phụ nữ nhiều hơn đàn ông. Hơn nữa, theo thời gian làn da có xu hướng bị bào mòn. Bởi vậy mà thực tế làn da của phù nữ nhanh lão hóa hơn đàn ông. Đây cũng là 1 lí do lí giải tạo sao phụ nữ dễ bị nám hơn đàn ông.
- Do sử dụng mỹ phẩm: nữ giới có xu hướng sử dụng mỹ phẩm nhiều hơn nam giới. Chúng ta thường bắt gặp nữ giới với khuôn mặt được makeup tỉ mỉ từ sáng đến tối. Chính bởi vậy, khi làn da bị bít tắc và ảnh hưởng bởi các thành phần hóa học có từ mỹ phẩm khiến da có nguy cơ bị nám.
Các nguyên nhân gây nám da thường gặp
- Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nám da
- Sự lão hóa tự nhiên của da
- Sự thay đổi nội tiết tố hàm lượng các hormon Estrogen và Progesterone kích thích cơ thể tăng tạo melamin ở da.
- Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách
- Sử dụng thuốc ngừa thai trong thời gian dài
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh
Nhìn chung theo thời gian, làn da của chúng ta có thể thay đổi tình trạng. Với những thông tin về 5 loại da cơ bản trên giúp bạn dễ dàng xác định đúng loại da của mình và có phương pháp chăm sóc da hiệu quả, an toàn nhất.